Là con người, chúng ta có chịu đựng ảnh hưởng của tâm lý đám đông bằng cách tuân thủ theo các tiêu chuẩn và hành vi được xã hội chấp nhận?
Điều này được thể hiện khéo léo trong thí nghiệm xã hội sau:
Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã thiết lập một thử nghiệm camera ẩn để xem điều này. Người phụ nữ mặc áo khoác màu tím bước vào phòng, trong phòng được sắp xếp các người tình nguyện viên đóng vai trong thí nghiệm.
Liệu cô ấy sẽ đứng dậy khi nghe thấy tiếng bíp, đơn giản vì những người khác làm. Bạn có thể đang nghĩ, bạn sẽ không bao giờ đồng ý với điều này… hay bạn cũng sẽ làm thế?
Được quay bằng camera giấu kín, nó cho thấy một phụ nữ trẻ làm theo với một nhóm người lạ tại một phòng khám. Nghe tiếng bíp, những người xung quanh cô sẽ đứng dậy ngay lập tức mà chẳng hiểu tại sao. Mặc dù ban đầu không chắc chắn, nhưng cuối cùng cô cũng sap chép theo hành động của họ sau 3 tiếng bíp bằng cách chấp nhận nó là chuẩn mực xã hội. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đưa cả nhóm đi?
Sau khi y tá gọi những người tình nguyện đóng vai vào phòng. Được rồi, bây giờ cô ấy ở một mình, đám đông đã biến mất và không ai theo dõi cô ấy ngoại trừ camera ẩn của chúng tôi.
Bạn nghĩ cô ấy sẽ làm gì? Cô ấy tiếp tục đứng lên, khi nghe được tiếng bíp.
Bây giờ cô ấy tuân thủ các quy tắc của nhóm mà không cần họ ở đó.
Sau khi nhóm người cũ đi hết, một nhóm người mới đến bệnh viện cũng bắt đầu tuân thủ theo quy tắc đứng lên khi nghe tiếng bíp. Bây giờ hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi giới thiệu một người ngoài khác không biết các quy tắc.
(Người đàn ông) Tại sao bạn lại đứng lên? (Phụ nữ) Mọi người đang làm nên tôi nghĩ mình phải làm.
Chúng tôi tiếp tục quay camera khi có thêm nhiều bệnh nhân không ngờ tới. Và dần dần nhưng chắc chắn, điều bắt đầu như một quy tắc ngẫu nhiên đối với người phụ nữ này giờ đã trở thành chuẩn mực xã hội đối với mọi người trong phòng chờ này.
Để giải thích những gì đang diễn ra trong não của họ, Jonah Berger của Đại học Pennsylvania: Loại hành vi bầy đàn này là một phần của cái mà chúng ta gọi là học tập xã hội. Ngay từ khi còn rất nhỏ, khi chúng ta thấy các thành viên trong nhóm của mình thực hiện một nhiệm vụ, bộ não của chúng ta sẽ thưởng cho chúng ta theo đúng nghĩa đen vì đã làm theo bước chân của họ.
(Cô gái) Khi tôi thấy mọi người đứng dậy, tôi cảm thấy mình cần phải tham gia cùng họ, nếu không tôi giống như bị loại trừ. Khi tôi quyết định đứng lên thì tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
(Jonah Berger) Tuân thủ là cách chúng ta hòa nhập với xã hội nhưng nó cũng có thể khiến chúng ta hình thành những thói quen xấu, lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Và đó là lý do tại sao ngay cả kẻ nổi loạn không ủng hộ bất kỳ điều vô lý nào cuối cùng cũng gia nhập hàng ngũ. Và điều duy nhất còn gây sốc hơn là những tiếng bíp này còn từ những người này, tiếp tục ảnh hưởng đến những người sau đó (không hề biết chuyện gì xảy ra).
Liệu chúng ta có bị chi phối bởi những tiếng bíp nào trong cuộc sống không? Và liệu, chúng ta có lây lan những tiếng bíp này cho người khác không?
Để lại một bình luận